Hà-nội không thay đổi, không bao giờ thay đổi, như một hòn đảo lênh đênh mịt mù chờ ngày lặn chìm biệt tích, trong nhịp soi mòn lở lói đều đặn mỗi ngày mỗi rõ rệt; Ở đó Thạch đã đi giữa chúng bạn, chuyện trò bàn cãi hết vấn đề này sang vấn đề khác trên những hè phố vắng như những ngày dài đằng đẵng, chia nhau những điếu thuốc lá đốt dần đợi nắng trưa hay vào sâu trong mệt mỏi khuya vắng, từ biệt nhau mỗi đứa một ngả thui thủi gậm nhấm những mẩu mộng ước cay đắng, trong khi người ta làm chợ đen, áp-phe, lo kiếm tiền làm giàu, chuyển ngân, tìm chốn thoát thân. Phố xá tấp nập, xe cộ chuyển động và người qua lại tưởng như không hề ngừng nghỉ một phút từ ngày Thạch bỏ đi, chuyển động đều đặn như trong một cuốn phim câm, nhưng đời sống theo máu huyết đã rời xa, không còn gì.
Dừng lại bên bờ Hồ trên hè đường gần ngọn tháp nhỏ chắn lối đi, xế nhà bưu điện, Thạch mua hai đồng lạc rang của ông già Tàu ngồi trên ghế đá. Ông ta bốc khéo léo, những nắm tay vừa đủ, ngửng đầu cười với khách hàng, đầu ông đội mũ dạ lưỡi trai; mới thêm một bà già ngồi nhận tiền bên cạnh, gấp những đồng bạc làm tư cầm trong tay như tiền vẫn dùng trong các sòng tài sửu. Rồi Thạch nhảy tàu điện lên Thụy-khê. Tàu chạy qua hàng Ngang, hàng Đào, hàng Đường, chuông gõ liên hồi, tiếng cần dẫn điện sẹt sẹt; Những con phố này đã có thời kỳ mới tám chín giờ tối đã vắng tanh, Thạch đưa Liên đi mua hàng gõ những cửa tiệm quen; trời mùa đông rét mướt, Liên mặc cái áo dạ đen đã sờn khuỷu tay khoác thêm tấm áo vét ở ngoài, đầu choàng khăn len, cặp mắt nàng thỉnh thoảng ngó ướt lạnh, Thạch đi bên ôm dùm vài món hàng cho bạn, mặc quần ka-ky dầy, áo blouson xẫm, trong một cái pullover mầu tro Liên đã đan cho Thạch trên những chuyến tàu chợ xuôi ngược; Hai đứa đi sát bên nhau núp dưới mái hiên hàng phố tránh gió, một đêm cuối mùa thu năm ngoái lúc qua chợ Đồng-xuân, ở những gốc cột đèn lính nằm phục chĩa súng rình mò, trên nóc chợ lợp tôn cũng thấy nấp những bóng đen với những khẩu liên thanh hờm sẵn; Liên níu lấy tay Thạch run sợ. Trời vẫn còn mưa ngâu rải rác, hai đứa phải đi ra giữa đường tàu, lẻ loi và vô cớ. Bây giờ Hà-nội đã yên tịnh và đang quên dần những giờ phút khắc khoải ấy. Hàng sấu hai bên đường Quan-thánh bắt đầu trổ hoa kết quả, thời tiết ở vào những ngày cuối hè sửa soạn sang thu; Thạch nhìn những chùm cây xanh nghĩ đến những quả sấu chín vàng gọt vỏ, cắt rời khỏi hột theo vòng chôn ốc; thời trẻ thơ đã mất sao vẫn còn quay nhìn lại, tôi là kẻ đang đi tới tương lai mù mịt không dáng hình tìm ở quanh mình những dấu mốc vu vơ. Trường Bưởi cũ nơi đồn trú của quân Pháp như ải địa đầu ngăn những nhà thấp bé phần lớn là các quán rượu bán cho lính Tây, phía đường tàu lớn hơn và ở lui sâu trong những khoảng cây cối. Thạch xuống trạm ở gần đình Thụy-khê, theo ngõ lát gạch, hai bên cỏ hoang rối vào nhà Đồng. Gian nhà cổ rộng, nhà trên thẳng với góc nhà ngang, sân lát gạch tàu với hai con chó vàng vện mập lùn, những chậu cây bể giả không dùng đến, một mảnh vườn trồng rau, một khoảng vườn cây ăn quả, một vũng ao nhỏ lấy nước tưới vườn, nguồn lợi sinh sống của hai mẹ con Đồng cùng với người bõ già. Bà cụ mở rộng hai cánh cửa gỗ, vòm cổng hình tổ tò vò, tay cầm gậy tre xua chó, hai con chó chạy sau lưng bà sủa gẫu, bà ngoài năm mươi trông vẫn còn tráng kiện, cặp mắt sáng tinh của tuổi con gái vẫn phảng phất sau những nếp nhăn ở xung quanh. Bà vồn vã: “Cậu Thạch, cậu đã về. Trông thấy cậu khỏe mạnh mà tôi mừng”. Thạch tươi cười theo bước chân bà cụ, xoa đầu làm quen lại với hai con chó, lên tiếng với mẹ Đồng đừng lên tiếng báo hiệu cho bạn, bà cụ rẽ xuống nhà ngang. Gian nhà cao ráo trống trải, mở hết cả cửa chiều dọc trông xuống sân, Đồng nằm ngủ trên võng mắc vào hai cây cột lớn giữa nhà. Thạch đến đứng trên đầu ngắm bạn ngủ, buổi sáng mát mẻ ở ngoài vườn lùa vào theo các cánh cửa mở toang, nét mặt Đồng thoải mái nhẹ nhõm, nước da hồng hào, bộ râu quai nón mấy ngày không cạo xanh biếc hai bên má. Đồng chợt hỏi: “Ai đó?” rồi bật mình ngồi dậy, cái võng hơi đu đưa, đứng lên hai bàn tay ấm áp vồ lấy vai Thạch lắc lư: “Tôi nhớ cậu quá”. Đồng là người duy nhất mà những cử chỉ thân mật không làm Thạch bực mình, hai đứa chơi thân với nhau từ những ngày học lớp năm trường Pierre Pasquier bây giờ đã biến thành trường huấn luyện cảnh sát ở phố Sinh-từ, lên trung học ở trường Gia-Long, phố Julien Blanc nay đã chia thành nhiều không gian cho thuê làm nhà ở, một đứa đen như củ tam thất là Thạch, một đứa trắng trẻo như công tử là Đồng (Trong cái trò chơi chiến tranh cưỡi ngựa, học trò cõng nhau từng đôi một chạy từ xa lại huých nhau vật lộn nhau cho tới khi ngã rơi xuống sân, Thạch làm ngựa cho Đồng cưỡi). Đồng lăng xăng rửa mặt , thay quần áo, hớn hở như một đứa trẻ con sắp xửa được đi chơi xa. Thạch ngồi trên võng nói vọng ra sân, Đồng đang lau mình thay áo lót bên bờ tường: “Trông cậu béo ra”, Đồng chỉ vào ngực bảo: “Vi trùng đã chán ngực này và rút lui theo trật tự”, nói xong gật gù vẻ hài lòng. Sau đó hai đứa rủ nhau xuống phố, tìm bọn An và Cảnh cho đủ bộ; cái bộ tư kết hợp với nhau từ mấy năm nay lập thành một xã hội biệt lập.
Cảnh và An vẫn ngồi đó, mỗi đứa một góc trong phòng đọc sách của Thư-viện-Trung-ương, “chúng nó vẫn còn sống nhăn”, Đồng cười khúc khích trước tấm kính dày sáng ngăn phòng đọc với bên ngoài như một chiếc lồng sang trọng thâm niên, chỉ cho Thạch thấy các bạn. Không ai ngước nhìn Không ai ngước nhìn, Thạch bước theo chân Đồng vào trong sự lặng lẽ vang tiếng bước chân trên gạch hoa tới sau lưng Cảnh; Đồng đặt tay lên vai Cảnh và Cảnh quay đầu lại kêu nhỏ: “À, Thạch”, gây một chút xáo trộn trong những người ngồi chung bàn; Đồng thì thào: “Đi ra ngoài, đi ra ngoài”. Cảnh thu gọn sách ôm lên tay nói: “An ngồi đằng kia”, Đồng đáp: “Biết rồi”; An đã nhìn thấy và đang đi lại, hắn cười ra dấu đợi và lại quay về chỗ mang trả sách. Đứng trên thềm đợi Cảnh và An, Thạch nhìn xuống vườn, thảm cỏ xanh viền những luống hoa gầy, cây đa cổ thụ và con phố Trường-thi mát mẻ; Đồng nói: “Ông cụ thằng An đang vận động cho nó đi Pháp”. “Thế à?” Bây giờ Thạch thấy mình điềm đạm rửng rưng trong cái thế giới đã cùng tạo với bạn bè; sáu tháng xa cách Thạch trở về và không nhập vào nữa, đã ra ngoài và dù muốn dù không Thạch đang dấn mình vào con đường hoang vu trước mặt cô đơn, không vui cũng chẳng buồn. Mỗi đứa rồi sẽ trôi dạt một phương, cơn lụt của lịch sử sẽ cuốn lấy, bám chặt vào những mảnh vụn của một giấc mộng chung tan vỡ, mai sau đối diện nhau chắc nhìn nhau như kẻ lạ. “Trông cậu gầy và đen đi”, An nói, “Cậu tìm thấy gì lạ?” Cảnh hỏi, “Đi đâu? Biết chưa?” An hỏi. Ngồi duỗi dài trong chiếc ghế mây dưới gốc dừa dại, trong quán nước ven hồ Gươm, Thạch ngắm nhìn từng đứa một: Đồng nghịch cái vòi nhựa hút nước thổi phì phì vào không khí; An ngửa mặt nhìn vòm cây, mặt mũi khôi ngô sáng sủa như bằng chứng của giai cấp (con một bác sĩ, kiêm chính trị gia, chờ chức bộ trưởng trong bất cứ chính phủ nào); Cảnh khum lưng khoanh tay chống trên đùi, dáng điệu lù đù quê kệch, mắt sắc mắc. Thạch hỏi An: “Nghe Đồng nói ông cụ vận động cho cậu đi Pháp phải không?” An nhếch mép cười, che dấu bối rối đáp gọn: “Tôi từ chối”. “Ở nhà làm cái thá gì mới được?” Thạch đặt câu hỏi, biết An không thể trả lời. Làm gì? Làm được cái gì? Đó là bài toán của cả bọn, chưa có lời giải, trừ Cảnh nhắc lại ý kiến của Lénine: Bọn tiểu tư sản phải nhận thức biện chứng lịch sử và tự nguyện hy sinh. Thạch lại hỏi tiếp, bâng quơ: “Vẫn đến trường đều hả?” Cảnh hỏi lại Thạch: “Còn cậu. Cậu có tin là cậu đang bắt đầu làm một cái gì?” Một cuộc khảo tra hành hạ lẫn nhau, Thạch lọt vào trong bẫy của mình lúng túng khổ sở như trong giấc mộng những ngày đau yếu thấy mình bị lột truồng đẩy đi rong qua phố phường: “Tôi, tôi không biết... mà cũng chẳng cần biết... Mon avenir est derrière moi. Tu es nihiliste, anarchiste... aveugle... impuissant...” Đồng tự nhiên cười rộ, vẫy vẫy cái vòi nhựa trên bàn tay mở ngửa, nháy mắt: “Regarde, ton avenir”. Một nữ sinh từ sau lưng Đồng và Thạch đi tới, hai tay nắm chặt tà áo trước cho khỏi bay, tránh xa bàn bọn con trai, bước trên mép bãi cỏ thoải dốc, Thạch cười phụ họa cảm ơn Đồng đã giải thoát cho mình khỏi cuộc rượt bắt mệt nhọc với chính mình. An tiếp lời: “Dù sao cũng là một quyết định. Cũng hơn... là không quyết định”. Cảnh thôi không nói, bưng cốc nước chanh lên nhấm nháp. Màu nước hồ rêu đục, tháp Rùa loang lổ trong ánh nắng đang nản. Cho đến lúc chia tay, lại trở về cái đề tài bất tận là nhận định về lịch sử, về số phận các giai cấp, về xã hội chủ nghĩa do Cảnh nêu lên và Thạch tự nhủ: Để làm gì? Để làm gì? Đồng nhắc một câu của Marx: Đừng để bị nhốt trong sự suy tưởng; và Cảnh nổi giận gây gổ. Thạch nói: “Thôi, thôi đi. Mon poète”.
Vào buổi trưa trời âm u, Đồng và Thạch về đến nhà thấy có hai đứa cháu gái nhỏ của Đồng đón chú ở cửa, chị dâu của Đồng đưa con về chơi. Sau bữa cơm, Thạch nằm đợi giấc ngủ trưa trên tấm phản gần cửa sổ trông ra vườn, nghe tiếng thì thào của mẹ và chị Đồng ở dưới bếp. Đứa cháu gái lớn năm tuổi đã ngủ trên võng, đứa nhỏ đang đùa với Đồng. Thạch nhìn về những ngày trắng bấp bênh sắp tới, không biết phải làm gì cho hết hai tuần lễ ở Hà-nội, một ngày đã quá dài quá đủ bởi ngày này vẫn chỉ là sự kéo dài vô tận của những năm đã sống. Tiếng hát ru của Đồng, Đồng bồng đứa cháu nhỏ trên tay đi qua đi lại trong nhà. Thạch nhắm mắt nghe như Đồng đang ru chính Thạch, những mẩu bài hát cũ lơ lửng, Đồng hát lăng nhăng không đầu không đuôi bằng một giọng thầm như khi đọc những bài thơ tình, như những mảnh kỷ niệm chập chờn quanh đâu đó, chợt gợi những hình bóng mờ tối thoát ra khỏi quá khứ lẫn vào giấc ngủ của Thạch. Ngủ dậy Đồng rủ Thạch sang hồ Tây tắm, Thạch úp mặt bơi xa bỏ rơi Đồng; nước hồ xanh như hồ ngọc bích, gió buổi trưa già thổi mạnh làm cuộn sóng lớn, Đồng quay vào đến bờ Thạch vẫn còn tiến ra ngoài, ánh nắng chấp chới trước mắt; Đồng phải bắc loa tay lúc gọi trở lại.
Đồng hát lăng nhăng không đầu không đuôi bằng một giọng thầm như khi đọc những bài thơ tình, như những mảnh kỷ niệm chập chờn quanh đâu đó, chợt gợi những hình bóng mờ tối thoát ra khỏi quá khứ lẫn vào giấc ngủ của Thạch. Ngủ dậy Đồng rủ Thạch sang hồ Tây tắm, Thạch úp mặt bơi xa bỏ rơi Đồng; nước hồ xanh như hồ ngọc bích, gió buổi trưa già thổi mạnh làm cuộn sóng lớn, Đồng quay vào đến bờ Thạch vẫn còn tiến ra ngoài, ánh nắng chấp chới trước mắt; Đồng phải bắc loa tay lúc gọi trở lại.
Chiều hôm ấy Thạch đón Liên trước ga hàng Cỏ. Hằng ngày Liên theo chuyến tàu Phòng xuống Cẩm-giàng bán hàng chờ chuyến ngược trở về Hà-nội, bề ngoài Liên buôn những tạp vật như sách vở giấy bút, gương lược, cặp tóc, bàn chải, thuốc đánh răng, dép cao su v.v... bán cho các hàng sén chợ quê làng tề, nhưng thực ra Liên buôn lậu những món như thuốc tây, đá lửa, ét-xăng, dầu tây bút máy, đồng hồ, tiếp tế cho hậu phương. Đồng hồ trước ga chỉ 6 giờ 17’. Nhà ga thời chiến tranh hiu quạnh, tòa nhà kiến trúc đồ sộ trơ trơ vẻ lạnh nhạt; chuyến tàu điện cuối cùng từ Kim liên vào ngừng lại vài giây, chỉ có một toa đầu máy trơ trọi với hình thù kỳ quặc, cửa lên xuống được sẻ hõm nghiêng góc ở hai đầu mũi toa giống như người bị sỉ ăn sứt hẳn một bên môi. Phía cuối ga ba bốn chiếc xe ba bánh chở hàng và xe xích-lô bỏ chổng bên hè, phu xe quây quanh hàng nước bày trên hành lang trống của nhà ga. Thạch đi vào phòng đợi hạng ba không gặp một người nào, gian phòng cao và rộng, nền tráng si-măng nhẵn bừa bộn rác rưởi trong các góc, ghế gỗ dài cứng đóng sát dọc theo tường. Những tấm bảng kê giờ tàu, giá tiền, bản đồ giao thông lớn, từ trước thời chiến tranh vẫn y nguyên, màu sơn đã phai tróc. Buồng bán vé quây bằng những màng lưới sắt hẹp như chuồng thú, bên cạnh một bàn cân lớn nặng nề có bánh xe di chuyển được. Ngoài sân ga không một hoạt động; những dãy toa đứng im ngoài trời, bên những hàng mái hiên chật chội tức mắt, mõm xưởng chứa đầu máy há đen ngòm; mỗi ngày không kể con đường ngắn Hà-nội-Văn-điển, xe hỏa chỉ còn hai chuyến, một chuyến xuôi và ngược đường Hà-nội-Hải-phòng, con đường hơn trăm cây số tàu chạy từ sáng tới chiều bởi luôn luôn gặp bất trắc vì mìn ở dọc đường. Thạch đợi suốt cả tiếng đồng hồ đi đi lại lại ở trong tòa nhà chính của ga trông thẳng xuống phố hàng Cỏ đèn đã bật lên sâu hút, khu nhà ga to lớn như chết lịm đi trong lặng lẽ.
Khoảng hơn bảy giờ tàu vào ga gây một chút náo động. Khi tiếng còi hú ở đầu phổ Cột Cờ sân ga hơi chuyển động như trong cuộc phòng thủ thụ động, vài ba nhân viên sở hỏa xa qua lại hấp tấp dưới ánh đèn chụp mở. Một bóng người lom khom bẻ ghi dưới trời xẩm tít phía xa, chiếc đèn bão đưa đẩy giữa những con đường sắt trống lổn nhổn đá xanh. Đoàn tàu dài chỉ kéo ba toa hành khách trống trải ở khúc giữa, những toa đã có từ mấy mươi năm màu sơn nâu đã hóa thành màu máu đọng, trong toa không đèn lửa; từ đó đổ xuống một toán binh sĩ Pháp áp giải một đám tù binh khoảng chỉừng ba mươi người. Những bộ mặt câm nín ốm yếu cùng với quần áo bẩn thỉu tạo nên một đám màu vàng xin; vài người tù đã từng phải đi vác đạn cho quân viễn chỉnh còn giữ lại được cái quần dạ màu cứt ngựa, cái mũ rộng vành uốn hai bên bằng một sợi giây buộc của lính "pạc-ti-dăng". Đám tủ xếp thành hàng đôi bước qua những khoảng đá trải tiến lên "ke" khi qua sát chỗ Thạch đứng một người trong bọn nói mau rất khẽ: "Cho tôi xin điếu thuốc lá”, Thạch dúi gói thuốc dỡ vào một bàn tay, kịp nhìn thấy một cặp mắt tái xanh - đi qua phòng đợi hạng ba, dồn nhau lên một xe cam-nhông bít bùng ngoài cửa ga; xe rú chạy mau về phía Đấu xảo. Liên đi đi giữa đám hành khách thưa thớt, Thạch trông thấy cập mắt và nụ cười của Liên trước nhất. Nàng mặc tấm áo dài đen bạc mầu, búi tóc trễ một bên vai, cái tay nải nâu không cuốn gọn ở bàn tay. Liên bảo: “Tôi đến tìm Thạch mà Thạch đã đổi chỗ ở. Nhiều lần muốn gặp mà không biết Thạch ở đâu”. Trước cửa ga, hai đứa đứng lại trên bực thểm vài phút, bên kia góc đường hàng Cỏ trước một quán rượu, bọn Tây say đang hò hét đánh đuổi một anh phu xích lô chạy quanh gốc cây. Liên lại hỏi: “Thạch đã khỏe hẳn chưa? Bây giờ Thạch ở đâu”. Thạch đáp: “Tôi đi lính”, Liên ngạc nhiên chờ Thạch giải thích nhưng Thạch chỉ mỉm cười không nói. Hai đứa vượt qua khúc phố hàng Lọng vắng vẻ tới dãy buôn bán đông đúc gần chợ Cửa Nam, ánh đèn trong các cửa hiệu chiếu ra hè soi rõ mặt Liên mệt nhọc, mấy sợi tóc mai xòa xuống trán lấm tấm mồ hôi, Liên bước chậm chạp, hai tay buông xuôi bàn tay dấu mép áo. Liên hỏi: “Thạch thôi không học nữa? Đã nghĩ kỹ chưa?” giọng của Liên dịu dàng nhưng khẩn thiết bắt Thạch phải trả lời. Làm sao nói với Liên được, làm sao Liên hiểu được, những điều phức tạp mâu thuẫn rối nùi trong trí mà nhiều lúc chính tôi cũng phải rức đầu chóng mặt? Thạch đáp: “Nghĩ kỳ rồi”, không phải tôi nói dối, phải nói là tôi đang nghĩ và tôi sẽ nghĩ mãi mãi, vừa bước tới vừa nghĩ, như một người mù vừa đi vừa nghe ngóng, tôi không muốn ngồi yên. Thạch nghe một nỗi đau buốt ở đâu đây, giữa Liên và tôi vẫn còn một khoảng cách biệt lớn lao là cái phản tối tăm trong chính tôi không thể phơi mở. Liên cười trong mắt, một vẻ tin tưởng thơ ngây; ngày còn bé Thạch cũng thường trông thấy ánh mắt ấy có bóng lửa sáng chập chờn những khi Thạch sang bếp xem Liên thổi cơm; Liên tin Thạch không bao giờ nói dối Liên, không bao giờ dấu diếm Liên bất cứ điều gì từ những đau buồn nhỏ nhật đến những vui sướng tầm thường như ngày thơ dại. Hai đứa lớn dần là hai chị em, hai người bạn, hai người tình trong một nỗi cô đơn che chở lẫn nhau chống với những bất hạnh vô phúc ở quanh nhưng chiến tranh loạn lạc đã cắt đứt liên lạc, gặp lại nhau Liên đã lấy chồng. Khu Cửa Nam nhộn nhịp. Bên kia cống xe lửa phố Sinh-từ bụi bậm hay lầy lội, giữa khu phố bình dân ấy vẫn còn nguyên hai căn nhà giáp vách xưa của hai đứa, những gian nhà của ấn tượng thơ ấu không nhận được ngày mới hối cư. Trên nóc một hiệu chữa đồng hồ, loa phóng thanh oang oang loan truyền tin tức. Rạp Kinh Đô chiếu một phím chiến tranh, trước cửa phòng vé chen chúc khán giả. Liên phát biểu ý kiến: “Mấy năm nay chạy loạn người ta vẫn chưa chán mà còn thích xem truyện chiến tranh, Thạch nhỉ”, Thạch đùa: “Xem cho nó quen để đỡ sợ”, Liên đã vui hơn, lắc đầu: “Tôi chịu không thể nào quen được”. Hai đứa bỏ phố hàng Bông, rẽ vào đường Thành vắng. Thạch để nghị lên hàng Buồm ăn cơm tám giò chả. Trên lễ đường đất bên cầu đá xe hỏa qua những vòm cổng đục tối, bỗng Liên nói: “Thạch còn nhớ ngày nhỏ Thạch hay nhào lộn làm xiếc cho tôi xem không? Năm ấy Thạch mới có sáu bảy tuổi gì đó. Lớn hơn một chút Thạch lại ao ước trở thành nhạc sĩ để đánh đàn cho tôi nghe. Chóng quá phải không Thạch?” Thạch không sao nhớ nổi những điều ấy, chăm chú nhìn Liên, Liên chắc hẳn còn giữ được biết bao kỷ niệm mà ngày nay mình đã bỏ quên. “Thạch bây giờ trông có vẻ lại già dặn hơn cả tôi nữa”, Thạch cười hỏi: “Đáng mừng hay đáng buồn?” Liên đáp: “Còn tùy”. Trong hiệu ăn, Liên ăn rất ít, nàng lo săn sóc Thạch; dưới ánh sáng sỗ sàng, mặt Liên già nua tẻ lạnh, nàng nhìn Thạch ăn và mỗi khi bắt gặp mắt Thạch nàng mỉm cười. Ở hiệu ăn ra hơn chín giờ. Thạch đưa Liên đi mua hàng loanh quanh mấy phố hàng Cân, hàng Bồ, hàng Thuốc Bắc, hàng Vải thâm; phố xá vắng dần, trời se lạnh đổi gió, lúc trở lại hàng Ngang các cửa hiệu đều đóng cửa, hai đứa đi bên nhau dưới đường vắng. Chính trong những lúc này Liên đã kể cho Thạch nghe mấy năm trước khi mới gặp lại sau những năm tản cư về tình cảnh nàng: Tích, chồng Liên, thất nghiệp, chơi bời hư hỏng sinh ra nghiện hút, thường về đánh đập khảo tiền nàng. Thạch hỏi: “Tích dạo này thế nào?” “Hỏng lắm rồi. Tôi không còn chịu nổi. Bây giờ lại làm chỉ điểm cho phòng Nhì, mới tuần trước hắn bắt một người hàng xóm để làm tiền, tôi xấu hổ quá Thạch ạ. Tôi tính thuê nhà ở riêng”. Thạch không dám nhìn Liên, ngửng mặt như nghe ngóng hướng gió: “Tôi nợ Liên cả thảy bao nhiêu?” Không nghe Liên trả lời, Thạch thu hết can đảm nói khẽ: “Tôi đưa tiền cho Liên được không? Hả, tôi đã đi làm có tiền không nghèo như trước nữa”. Cười nhạt không được hưởng ứng, nhưng Thạch cũng móc ví lấy phân nửa lương, trao vào tay Liên. Liên đứng khựng giữa phố, Thạch ấp hai bàn tay mình vào tay Liên, định bảo Liên cầm lấy nhưng chỉ gọi được một tiếng Liên, và nghe nỗi xúc động run rẩy ở bàn tay Liên. Liên thì thào: “Cám ơn Thạch, cám ơn Thạch”. Qua phút xúc động Liên bình tĩnh trở lại, bàn với Thạch những dự tính của riêng nàng: “Giữa tôi với Tích không còn gì ràng buộc, thằng Uẩn chết rồi. Thạch chưa biết nhỉ? Thằng bé bị thương hàn tái phát, đưa tiền cho hắn đi mua thuốc về cho thằng bé uống, cơn nghiện lên hắn đi hút rồi đi biệt mấy hôm. Thằng bé chết, chôn cất xong, mới thấy hắn về nhà, hắn không khóc lấy một giọt nước mắt”. Trong khi Liên vào một hiệu thuốc tây đầu hàng Ngang, Thạch đứng dưới gốc cột đèn đầu hè, hàng phố không một bóng người, cửa hiệu thuốc Liên vào cũng kín mít làm bằng thứ gỗ dầy chắc. Phía xa đầu bờ Hồ xe tuần cảnh chạy chậm, máy rì rầm vọng tới. Đêm càng khuya càng biệt tịch. Thạch nghĩ may ra Liên sẽ sung sướng hơn trước. Liên trở ra Thạch nói ngay: “Tôi đã tưởng mất Liên rồi”, Liên âu yếm: “Thạch đợi lâu quá phải không?” Tay nải của Liên nặng chĩu Thạch phải mang hộ nàng. Hai đứa đi ngược về phía hồ Gươm, sương bắt đầu xuống. Liên hỏi: “Muốn gặp Thạch thì tìm ở đâu?” Thạch nghĩ ngợi giây lâu: “Mai tôi tới ga đón Liên”. Liên nhắc lại: “Mai, hở Thạch? Thạch còn ở Hà-nội lâu không?” “Nửa tháng”. Góc hàng Đào và hàng Gai, chiếc xích lô quen chờ Liên. Thạch thong thả tiếp tục đi bộ một mình qua các phố đêm Hà-nội quen thuộc như đi trong một gian nhà rộng, không người ở.
No comments:
Post a Comment